Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

Món bánh trôi nhân đường và bánh ngỗng


1.Món bánh trôi nhân đường





Nguyên liệu





1.Gạo nếp





Gạo nếp cái hoa vàng




Đem xay gạo nếp thành bột để làm vỏ bánh trôi và bánh ngỗng.





Gạo nếp đã được xay nhỏ thành bột




Ngoài ra trong thực tế có cả cách xay bột nước luôn mà không phải theo cách xay bột khô như bên trên.











Bột gạo nếp được hoàn tan trong nước và cho vào vải xô để lọc cho nước chảy ra hết khỏi bột và ta sẽ có được nguyên liệu bột nếp dẻo để làm vỏ bánh trôi.






Lọc bột bằng vải để loại nước ra khỏi bột tạo thành bột dẻo




Và cuối cùng ta thu được bột dẻo để làm vỏ bánh trôi và bánh ngỗng như hình bên dưới đây.






Bột nếp dẻo để làm bánh trôi và bánh ngỗng




2.Đường viên để làm nhân bánh trôi





Đường viên




Các bước thực hiện làm món bánh trôi





Bước 1:Lấy một ít bột làm vỏ bánh,cho một viên đường vào giữa.






Lấy một ít bột làm vỏ bánh,cho một viên đường vào giữa.




Bước 2:Bọc lớp bột bên ngoài phủ kín đều lên viên đường bên trong






Bọc lớp bột bên ngoài phủ kín đều lên viên đường bên trong





Bước 3:Lặn viên bánh xoa tròn đều trong lòng bàn tay










Bước 4 :Sau khi đã lặn đều tay ta sẽ có được những viên bánh trôi ,hãy để nó vào một cái mâm bên cạnh bạn.









Video tham khảo về quá trình làm món bánh trôi truyền thống ở các làng quê Việt Nam.






https://www.youtube.com/watch?v=LoGDiX2nQjc





Bước 5: Bánh trôi sau khi đã được lặn thành những viên tròn nhỏ sẽ được đem luộc chín đến khi bánh nổi lên trên mặt nước trong nồi nước luộc thì bánh được coi là đã chín.





Luộc bánh trôi và bánh ngỗng




Khi bánh đã chín trong nồi luộc bánh,dùng thìa vợt vớt bánh ra đĩa để cho bánh nguội bớt ta sẽ có món bánh trôi nước chính hiệu.









Khi ăn bánh trôi ta sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh của nhân đường bên trong bánh và cảm giác dai dai và thanh mát của vỏ bột nếp đã chín của bánh rất ngon miệng.






https://www.youtube.com/watch?v=ixv24MFUfUs
Bánh trôi đã được luộc chín và vớt ra đĩa cho giáo nước ,khi bánh nguội bạn có thể thưởng thức nó




2.Bánh ngỗng





Nguyên liệu





Bánh ngỗng được làm từ bột nếp và đỗ xanh đã được xay chóc vỏ sau đó được luộc chín rồi giã nát để làm nhân bánh ngỗng.





1.Nhân đậu xanh dã nhuyễn





Đỗ xanh chóc vỏ luộc chín giã nát để làm nhân bánh ngỗng-Có thể trộn thêm vào nhân bánh đường hoặc muối để tạo ra các vị bánh ngọt hoặc mặn khác nhau tùy theo ý muốn của bạn+cho hạt tiêu dã nhỏ để tạo mùi thơm và cảm giác hơi cay nhẹ cho bánh




Nhân bánh ngỗng cũng có thể cho thêm một chút đường hoặc muối rồi trộn đều để có thể tạo ra các vị bánh mặn hoặc ngọt tùy ý của bạn.Đồng thời có thể bổ sung thêm chút hạt tiêu dã nhỏ mịn và bổ sung thêm vào đó để tạo vị thơm thơm và cay nhẹ cho nhân bánh.





2.Bột nếp dẻo như bột nếp dẻo làm bánh trôi









2.Cách làm bánh ngỗng





Bước 1:Cho nhân đỗ xanh dã nhuyễn vào một lượng bột dẻo nhiều gấp 5-6 lần lượng bột mà bạn đã sử dụng để có thể làm ra một viên bán trôi,rồi lặn trong lòng bàn tay để có thể tạo ra một viên báng ngỗng to.





Cho nhân đỗ xanh giã nát vào bột nếp rồi lặn thành viên to hơn khoảng 5 đến 6 lần một viên bánh trôi.




Đây là hình ảnh những viên bánh ngỗng đã được làm ra ,bên ngoài là bột nếp dẻo,bên trong là nhân đỗ dã nhuyễn trông rất bắt mắt.





Những viên bánh ngỗng





Bước 2: Sau khi bánh ngỗng được lặn thành viên ,người ta cũng đem luộc cùng bánh trôi đến khi bánh đã chín thì vớt ra đĩa cho giáo nước .





Bánh trôi và bánh ngỗng được luộc đến khi nổi lên trên mặt nước thì coi là bánh đã chín chỉ cần vớt ra là được.





Bước 3: Và đây là thành phẩm của món bánh ngỗng các bạn nhé.





Thành phẩm bánh ngỗng đã được luộc chín




Lời kết





Qua các mô tả bên trên hy vọng các bạn có thể tự mình làm ra được món bánh trôi và bánh ngỗng rất ngon miệng và thanh mát này các bạn nhé.





Đây là một món ăn truyền thống vào Tết Hàn Thực ngày mùng 3-3 âm lịch hàng năm ở các làng quê Việt nam người ta hay làm những món bánh này


Món sắn dây và cháo Chai