Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

Ténéré cây keo cô độc nhất thế giới suốt hàng trăm năm

Có thể không nhiều người biết rằng, Sahara từng là một phần của một khu rừng rậm tươi xanh, nhưng những biến cố theo thời gian dần dần thay màu mảnh đất phì nhiêu ấy, để lại cây keo Ténéré trơ trọi giữa biển cát khổng lồ qua hàng trăm năm. Trong bán kính 400 km tính từ cây keo này, người ta không thể tìm thấy bất cứ cái cây nào khác.




Xuyên suốt thế kỷ 20, cây keo Ténéré được coi là một trong những cột mốc quan trọng nhất của miền trung Niger. Nó nằm ven cung đường giao thương của đoàn lữ hành buôn muối trên sa mạc.
Cái cây như chốn thiêng liêng của bộ tộc du mục Tuareg. Họ luôn tìm kiếm nó trên những hành trình bất tận, nhưng không bao giờ lấy cành làm củi đốt hay cho phép gia súc ăn bất kỳ một chiếc lá nào của nó.
Khi ngày càng nhiều nhà thám hiểm sa mạc tìm đến Sahara, sự tồn tại của cây keo Ténéré khiến họ kinh ngạc. Không chỉ trở nên nổi tiếng, nó thậm chí còn được đánh dấu làm cột mốc trong những bản đồ quân sự của quân đội châu Âu vào những năm 1930.
Michel Lesourd, chỉ huy người Pháp của phái đoàn quân sự Đồng minh, đã nhìn thấy cây keo này vào ngày 21/5/1939 và viết về nó:
"Một người phải thấy mới tin vào sự tồn tại của nó. Bí mật của nó là gì? Làm sao nó vẫn có thể sống với vô số lạc đà giẫm đạp tứ phía? Những thương lái trên con đường buôn muối Azalai làm cách nào mà chưa từng ai vô tình để một con lạc đà nào ăn trụi lá hay nhai nát gai của nó? Tại sao vô số người Touareg với những đoàn chở muối không chặt cành cây làm củi đun nước pha trà?

Lời giải duy nhất là vì họ không muốn phạm phải điều kiêng kỵ. Đây là một điều mê tín, nhưng mọi thành viên của một bộ tộc luôn tôn trọng phép tắc từ cha ông. Hàng năm những đoàn người men theo hành trình Azalai lại tụ tập quanh gốc gây keo này trước khi băng qua sa mạc Ténéré, một phần của Sahara. Cây keo đã trở thành ngọn hải đăng sống, nó là cột mốc đầu tiên hoặc cuối cùng cho những đoàn Azalai đi từ Agadez (thành phố lớn nhất miền trung Niger) tới Bilma (thị trấn ốc đảo ở đông bắc Niger), và ngược lại".

Trong cuốn Thiên sử của Ténéré (L'épopée du Ténéré), nhà thám hiểm Henri Lhote có nhắc đến hai hành trình đưa ông đến với cây keo này. Lần đầu tiên ông gặp nó là vào năm 1934, trên đường từ thành phố ốc đảo Djanet của Algeria tới Agadez, thành phố lớn nhất miền trung Niger. Khi ấy, ông mô tả cây keo bị hư hại một phần nhưng lá vẫn xanh, cành trổ hoa vàng. Tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi khi Henri gặp lại "cố nhân" trong chuyến thám hiểm xuyên sa mạc Berliet - Ténéré vào ngày 26/11/1959, sau 25 năm.
Ông viết: "Trước kia, cái cây này xanh tươi và nở hoa, giờ nó chỉ còn thân trơ trụi vô sắc. Tôi không thể nhận ra nữa. Nó từng có hai cành tách biệt, giờ thì chỉ còn một. Điều gì đã xảy ra với cái cây bất hạnh này? Một chiếc xe tải tới Bilma đã vướng phải nó, dù sa mạc này có đủ chỗ để họ tránh xa cái cây thiêng mà không người dân du mục nào dám làm hại...".
Tới khi một chiếc giếng được đào lên gần cây keo, bí mật về sự sống kỳ diệu của cây keo Ténéré mới được phát hiện. Vì mặt đất của sa mạc hoàn toàn khô cằn, cái cây đã vươn bộ rễ sâu tới hơn 30 mét để tìm đến nguồn nước ngầm, người ta ước tính nó khoảng 300 năm tuổi.
Thế nhưng, ngay cả sức sống phi thường của bộ rễ ấy cũng không thể cứu cây keo Ténéré khỏi tay thần chết. Bi kịch xảy đến vào năm 1973, khi một chiếc xe tải đâm gục nó một cách bí ẩn. Tới nay người ta vẫn không biết ai đã làm việc đó.
Xác cây được đưa vào bảo tàng quốc gia Niger. Một cái cây kim loại được đặt vào chỗ cũ của cây keo, như để tưởng nhớ đến sự tồn tại hàng trăm năm qua của nó trên sa mạc Sahara, mà không gì có thể thay thế được.
---------------
TheoTelegraph
Nguồn:https://vn-z.vn/threads/tenere-cay-keo-co-doc-nhat-the-gioi-suot-hang-tram-nam.23619/?fbclid=IwAR3nxN7jCmMu_gIRl2vhuyhTd1__ffdrBOROvHhB_Q_xegpA-v6sKEwwMyc

style="display:block"
data-ad-format="autorelaxed"
data-ad-client="ca-pub-7421653222181531"
data-ad-slot="3327218023">

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Món sắn dây và cháo Chai