Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017

Hướng dẫn kiểm tra đèn huỳnh quang(đèn tuýp) trong gia đình

Trong gia đình phần lớn người dân Việt nam ngày nay hình ảnh chiếc đèn huỳnh quang hay còn gọi là đèn tuýp đã trở lên rất quen thuộc-với ưu điểm ánh sáng được trải đều khắp phòng dọc theo chiều dài bóng,cường độ ánh sáng phù hợp khá dịu mắt và là loại ánh sáng trắng nên khá được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt của người dân.
Vậy bạn có biết bên trong cái máng đèn tuýp đó các bộ phận của nó gồm những gì và được kết nối như thế nào không.Sở dĩ tôi đặt ra câu hỏi đó chỉ đơn giản vì lúc bình thường thì không có vấn đề gì để nói,nhưng đến một lúc nào đó tự dưng cái đèn huỳnh quang nhà bạn nó bị hỏng không sáng nữa thì bạn có biết cách sửa chữa chúng không,nếu bạn biết được thì mọi chuyện lại sẽ trở nên đơn giản phải không nào.
Về cấu tạo đèn huỳnh quang có cấu tạo khá đơn giản bao gồm 1 chấn lưu,1 tắc te,một bóng đèn huỳnh quang,máng đèn và hai đầu cực để kết nối vào hai sợi tóc bên trong đèn đồng thời cũng làm nhiệm vụ giữ cố định đèn không cho dịch chuyển+dễ dàng tháo lắp thay thế.




Khi lắp giáp các bộ phận đó lại bạn sẽ có được đèn như thường thấy 
Sơ đồ đâu nối lắp giáp các bộ phận đó được chỉ ra ở dưới đây:


Để đèn sáng được bình thường các điều kiện sau đây phải được đáp ứng một cách đầy đủ:
1.Các dây dẫn phải tốt
2.Các thành phần riêng rẽ cũng đều phải là các linh kiện tốt(chấn lưu tốt,bóng đèn tốt,tắc te tốt,có điện đầu vào 220V tốt,chấn lưu phù hợp với công suất bóng)
3.Các tiếp xúc giữa chân bóng với hai đầu cực của bóng là tốt,các chân tắc te với hai lá đồng bên dưới chỗ gắn tắc te phải là tiếp xúc tốt-nói chung là các kết nối và tiếp điểm tiếp xúc phải là tốt
Khi đó đèn sẽ hoạt động và sáng bình thường.Một trong các điều kiện trên bị lỗi thì đèn sẽ không sáng được.
Dưới đây là mô tả cách kiểm tra xem bóng đèn có bị đứt dây tóc hay không:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Món sắn dây và cháo Chai