Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017
Cấu tạo chuột quang và chuột bi máy tính
Năm 1963 , Douglas Engelbart thuộc viện nghiên cứu Stanford đã phát minh ra chuột máy tính , một thiết bị định vị cầm tay cho máy tính . Một phiên bản của chuột này được phát triển bởi Bill English ở Xerox PARC suốt đầu những năm 70 , những bánh xe bên trong chuột được thay bằng một quả bóng đơn , tương tự quả bóng bám được đảo ngược (inverted trackball ) ,có thể xoay theo mọi hướng. Những con chuột cơ (mechanical mouse ) theo cùng nguyên lý được phát triển và làm việc tốt cho đến nay. Năm 1999, Agilent Laboratories giới thiệu chuột máy tính đầu tiên sử dụng công nghệ quang, mở đầu cuộc cách mạng trong sản xuất chuột. Những chuột này gọi là chuột quang ( optical mouse ); không dựa theo nguyên lý cơ học. Không như chuột cơ, phải làm sạch bộ phận cơ như trái banh; chuột quang không bao giờ lau vì không có bộ phận cơ, nhẹ, tốc độ cao, độ tin cậy lớn. Sau 3 năm giới thiệu, 100 triệu chuột quang đã được bán và sử dụng trên thị trường. Ngày càng nhiều người yêu quý và sử dụng nó. Chúng phát triển và cải tiến nhanh để ngày càng hoàn mỹ. Năm 2004, Logitech giới thiệu chuột laser đầu tiên, tăng độ chính xác hơn 20 lần so với chuột quang truyền thống. Hiện nay chuột quang làm việc hầu như trên tất cả các bề mặt và không cần một pad chuột ( tấm lót ). Dường như chỉ là vấn đề thời gian trước khi tất cả chuột cơ được thay bằng chuột quang, làm cho chuột cơ ngày càng thêm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cơ bản về chuột cơ Mục tiêu chính của bất kỳ chuột máy tính nào là chuyển đổi sự di động của bàn tay cầm chuột thành những tín hiệu mà máy tính có thể sử dụng. Hầu như tất cả chuột cơ ngày nay thực hiện sự chuyển đổi này sử dụng năm thành phần. 1.Một trái banh bên trong chuột chạm mặt để chuột (desktop) và xoay khi chuột di chuyển Hình trên là bên dưới bản mạch logic của chuột: phần nhìn thấy của trái banh chạm desktop 2.Hai con xoay bên trong chuột chạm trái banh. Một con xoay được định hướng để nó dò sự chuyển động của chuột theo phương X, con xoay kia được định hướng vuông góc với con trước để nó dò sự chuyển động theo phương Y. Khi trái banh xoay, một hay cả hai con xoay này xoay theo. Hai ảnh sau, một ảnh mô phỏng, một ảnh cho thấy hai con xoay màu trắng trong chuột Hình trên là ảnh mô phỏng Những con xoay chạm trái banh và dò sự chuyển động theo phương X và Y 3.Mỗi con quay nối với một trục, trục này làm quay một đĩa có nhiều lỗ. Khi con quay quay, trục của nó và đĩa quay theo. Ảnh sau cho thấy đĩa Một đĩa mã hóa quang điển hình: quanh rìa của nó có 36 lỗ 4.Hai bên đĩa có một cảm biến hồng ngoại và một LED hồng ngoại. Những lỗ trên đĩa như vậy sẽ làm cho cảm biến hồng ngoại nhận được những xung ánh sáng khi đĩa quay. Tốc độ xung liên hệ trực tiếp với tốc độ di chuyển và khoảng cách di chuyển của chuột. Một LED hồng ngoại ở một bên đĩa và cảm biến hồng ngoại(đỏ) ở bên kia 5.Một chip xử lý trên bản mạch đọc những xung ánh sáng từ cảm biến hồng ngoại và đổi nó thành dữ liệu nhị phân mà máy tính có thể hiểu.Chip gửi dữ liệu nhị phân đến máy tính thông qua dây của chuột. Phần logic của chuột được chi phối bởi một chip mã hóa, một con xử lý nhỏ mà đọc những xung đến từ cảm biến hồng ngoại và đổi nó thành những byte được gửi tới máy tính. Chúng ta có thể nhìn thấy 2 nút bấm dò tìm click(ở hai bên nối dây) Trong sự sắp xếp cơ-quang này,đĩa di chuyển cơ học ,và hệ thống quang đếm xung ánh sáng.Trong chuột này,trái banh có đường kính 21mm,con xoay có đường kính 7mm,đĩa mã hóa có 36 lỗ.Vậy nếu chuột di chuyển 25,4mm thì chip mã hóa sẽ dò được 41 xung ánh sáng. Lưu ý, mỗi LED có hai LED hồng ngoại và hai cảm biến hồng ngoại, mỗi cái ở bên mỗi bên của đĩa(vì vậy có bốn cặp LED/cảm biến bên trong một chuột). Sự sắp xếp này cho phép con xử lý dò tìm hướng quay của đĩa. Có một bộ phận nhựa trên đó có một lỗ nhỏ được định vị chính xác giữa đĩa và mỗi cảm biến hồng ngoại. Có thể thấy nó trong hình sau Miếng nhựa nằm giữa cảm biến hồng ngoại(đỏ) và đĩa mã hóa. Miếng nhựa cung cấp một lỗ thông qua đó cảm biến hồng ngoại có thể nhìn. Cửa sổ ở một bên của đĩa được đặt cao hơn một tí so với cửa sổ bên kia của đĩa_chính xác là một nửa chiều cao của lỗ trên đĩa mã hóa. Sự lệch đó làm cho hai cảm biến hồng ngoại gặp xung ánh sáng ở hai thời điểm hơi lệch nhau. Có lúc một cảm biến gặp xung ánh sáng, cảm biến kia thì không, và ngược lại. ============================================ Các thông số chất lượng của chuột quang. Chất lượng của chuột quang được định nghĩa bởi nó làm việc tốt như thế nào. Trong khi một số khía cạnh (hình dáng, kích cỡ, trọng lượng, màu sắc, số nút bấm, …v.v) là những sở thích cá nhân, chúng ta thực sự có thể so sánh chất lượng bằng các khía cạnh sau: Cỡ cảm biến ảnh(Image Sensor Size) Độ phân giải (resolution) Tốc độ làm tươi(refresh rate) Chi tiết ảnh(Image detail) Cỡ cảm biến ảnh(pixels) Cảm biến quang trong chuột quang về cơ bản là một camera số nhỏ.Khi chúng ta nhìn ra ngoài vườn qua một cửa sổ, cỡ cửa sổ càng lớn thì khung cảnh chúng ta nhìn thấy càng. Giống như vậy, cỡ cảm biến cho biết cỡ diện tích bề mặt mà cảm biến thu ảnh (đo bằng pixel). Cỡ cảm biến càng lớn thì ảnh chụp càng lớn. Ảnh lớn bao nhiêu giúp chúng ta có thể di chuyển chuột nhanh bấy nhiêu mà vẫn giữ được việc bám chính xác bề mặt. Nếu bộ xử lý ảnh trong chuột có thể xử lý ảnh càng lớn nói chung càng tốt. Cỡ cảm biến ảnh biến thiên trong khoảng 16×16pixels tới 30×30pixels. Độ phân giải (counts/inch) Độ phân giải của chuột được xác định bằng đặt tính quang của thấu kính hội tụ và cỡ vật lý của cảm biến ảnh. Độ phân giải của chuột sau đó được chỉnh sữa thêm bởi phần mềm driver trong máy tính, ở đó độ nhạy của chuột có thể giảm bằng cách bỏ qua sự di chuyển rất nhỏ hoặc tăng bằng cách nhảy thêm hơn một pixel trên màn hình cho dù chuột chỉ di chuyển 1 pixel trên desk (bề mặt).Độ phân giải của chuột thường được tính bằng CPI( counts per inch), nhưng cũng có thể được tính bằng số pixel trên inch . Độ phân giải này có nghĩa:có bao nhiêu pixel cảm biến quang mà camera nhìn thấy trên 1 inch bề mặt, không phải số pixel trên màn hình (máy tính) mà con trỏ di chuyển khi chuột di chuyển 1 inch trên bề mặt. Thông thường độ phân giải cỡ 400CPI hay 800CPI. Tốc độ làm tươi(Hz or samples/sec) Đi cùng với cỡ cảm biến và độ phân giải, camera chụp những bức ảnh nhanh bao nhiêu sẽ xác định chuột có thể di chuyển bao xa trên một giây mà không đánh mất sự bám bề mặt. Tốc độ làm tươi được đo bằng mẫu trên giây(samples/sec), Hertz, hay có phần không chính xác là frames trên giây. Tốc độ làm tươi của chuột thay đổi từ 1500 đến 6000 samples/sec Chi tiết ảnh Chất lượng của thấu kính có thể làm mất tự nhiên và hư ảnh mà cảm biến nhìn thấy, làm khó khăn cho bộ xử lý ảnh. Màu ánh sáng có thể tác động đến độ tương phản của bề mặt (ánh sáng đỏ làm lộ các chi tiết tốt hơn của ánh sáng xanh) và bộ xử lý được thiết kế để đáp ứng tốt nhất bước sóng ánh sáng đi kèm. Chẳng hạn,cảm biến chuột quang ADNS-3080 của Agilent có đường cong đáp ứng theo bước sóng ánh sáng như sau: Vì vậy ánh sáng đỏ bước sóng 630nm làm việc tốt (và cho công suất hiệu quả, nên người ta dùng ánh sáng đỏ), Một số số đo chất lượng hữu ích: Những yếu tố chất lượng trên không là cách tốt nhất để so sánh chuột quang,vì vậy chúng phải được tổng hợp lại để đưa ra sự biểu diễn đầy đủ ý nghĩa về chất lượng toàn bộ của một hệ thống chuột quang. Một số số đo chất lượng đầy đủ ý nghĩa: Công suất xử lý ảnh(Mpixels/sec) Tốc độ tối đa_Max speed(inches/sec) Độ tăng tốc cực đại_Max acceleration(g) Công suất xử lý ảnh: Tổng số dữ liệu ảnh được xử lý trên giây tăng nếu tăng cỡ cảm biến ảnh hay tốc độ làm tươi. Những chuột có cùng dữ liệu ảnh được xử lý trên giây sẽ làm việc như nhau ngay cả chúng có cỡ cảm biến và tốc độ làm tươi rất khác nhau. Một cỡ cảm biến lớn cùng với một tốc độ làm tươi chậm hơn có thể làm việc giống như một cỡ cảm biến nhỏ với một tốc độ làm tươi nhanh hơn Để tính toán công suất xử lý ảnh chúng ta nhân tổng số pixel trong mỗi ảnh với tổng số ảnh chụp trên giây. Công suất xử lý ảnh của chuột thấp nhất cỡ 0,486Mpixels/sec cho tới 5.8Mpixels/sec đối vớiLogitech MX510. Lưu ý: Tốc độ cập nhật của vị trí con trỏ trên màn hình được giới hạn bởi tốc độ cập nhật của hệ thống USB qua đó sự cập nhật ( vị trí con trỏ trên màn hình) được gửi. Vì vậy, trong khi Microsoft IntelliMouse Explorer 3.0(một chuột quang của Microsoft) chụp 6000 ảnh trên giây và Microsoft IntelliMouse Explorer 2.0 chụp 2000ảnh trên giây, cả hai chuột trên con trỏ chuột trên màn hình cập nhật chỉ 125 lần trên giây(bằng tốc độ của USB) Tốc độ tối đa (inches/sec): Đây là tốc độ lớn nhất mà chuột có thể di chuyển và di trì được sự bám bề mặt và hoạt động bình thường.Ngoài độ phân giải, cỡ cảm biến,và tốc độ làm tươi, tốc độ tối đa cũng được xác định dựa vào giải thuật bám được dùng (bộ xử lý ảnh cần sự chồng lấp giữa những frame là bao nhiêu). Nếu tốc độ tối đa này thấp, chuột sẽ đánh mất sư bám khi ta di chuyển chuột với tốc độ cao, kết quả là con trỏ màn hình di chuyển lung tung. Chúng ta không có sự truy cập đến thông tin về giải thuật bám nên không thể tính toán tốc độ tối đa. Những chuột mới nhất từ Microsoft và Logitech có tốc độ tối đa là 37 và 40inches/sec tương ứng.Với tốc độ này chúng ta không thể nào làm nó đánh mất sự bám bề mặt khi di chuyển nhanh. Độ tăng tốc cực đạI (Max acceleration) Đây là tốc độ thay đổi hướng di chuyển cực đại mà chuột có thể. Độ tăng tốc này biến đổi theo thiết kế bộ xử lý ảnh và giải thuật bám. Độ tăng tốc cực đại được đo bằng đơn vị g Chuột laser Đa số chuột quang sử dụng LED làm nguồn chiếu sáng cho cảm biến quang. Tháng 9 năm 2004, Logitech và Agilent đưa ra chuột quang đầu tiên sử dụng laser làm nguồn chiếu sáng. Chuột MX1000 Laser Cordless Mouse dùng một laser hồng ngoại bước sóng 832-852nm thay cho LED. Về cơ bản vì laser là chùm tia dày đặc,hẹp,năng lượng cao nên nó phản chiếu chi tiết hơn những kết cấu và khuyết điểm rất nhỏ mà trên đó sự chiếu sáng LED thông thường cho thấy một bề mặt sáng bóng, nhẵn, phẳng và đồng nhất một màu(như một bảng màu trắng). Kết quả là bám chính xác hơn 20 lần so với chuột quang dùng LED truyền thống Chuột quang gọn nhẹ, xinh xắn và không cần bảo trì như chuột cơ. Từ điểm khởi đầu với pad chuột ( tấm đệm chuột ) là ma trận đường đen trắng song song, cắt cắt nhau; hiện nay chuột quang đã có thể làm việc chính xác trên hầu như tất cả các bề mặt kể cả mặt gương. Hiện nay người ta chế tạo chuột quang theo hướng tích hợp tất cả các thành phần chức năng chính trong một IC đơn nhất cho gọn nhẹ và cũng giảm giá thành. Ngoài chuột quang có dây, còn có những chuột quang không dây sử dụng pin ở bên và truyền thông với máy tính thông qua tần số radio (Radio Frequency) Không như chuột cơ (mechanical mouse); dùng hệ thống cơ_quang to, nặng nề(trái banh, con quay, đĩa quay,…) chuyển đổi sự xoay của trái banh thành sự di chuyển của con trỏ màn hình. Chuột quang (optical mouse) dùng Optical Navigtion Technology (tạm dịch : công nghệ dẫn đường quang) để theo dõi sự di chuyển của chuột.Optical Navigaton Technology sử dụng một cảm biến quang (optical sensor), hệ thấu kính và nguồn phát ánh sáng đơn sắc (chủ yếu là LED đơn sắc). Nguyên lý hoạt động cơ bản được minh họa như hình dưới Trong ảnh này, có thể nhìn thấy LED trên đáy của chuột. Chuột quang dùng một LED chiếu sáng một khu vực của bề mặt làm việc, để làm lộ rõ cách sắp xếp hiển vi của các vùng sáng và các vùng tối của bề mặt làm việc.Những cấu trúc này được phản xạ vào trong cảm biến theo dõi mà thu những bức ảnh bề mặt ở tốc độ 1500 ảnh trên giây hay lớn hơn. Mắt chúng ta dễ dàng nhìn thấy những vị trí khác nhau trên một bề mặt vật chất có cấu trúc (gồ ghề lớn ) khác nhau. Do bởi cường độ và năng lượng ánh sáng do những vị trí có cấu trúc bề mặt khác nhau phản xạ, hội tụ vào võng mạc của mắt là khác nhau. Với một bề mặt vật chất nhẵn bóng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy những chi tiết nhỏ gồ ghề của nó, nhưng dưới kính hiển vi chúng ta sẽ thấy cấu trúc lổm chỗm của bề mặt.Cấu trúc bề mặt lổm chỗm rất nhỏ này được chuột quang dùng để tạo ra (bằng phương pháp quang học tinh vi và công nghệ CMOS) một ảnh bề mặt gồm những điểm có độ sáng ứng với cường độ và năng lượng phản xạ của các điểm bề mặt tương ứng. Một diode phát ánh sáng (LED) làm sáng bề mặt phía dưới đáy của chuột. Ánh sáng từ LED phản ảnh những đặc tính kết cấu rất nhỏ (chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi ) của bề mặt ra không gian . Một thấu kính bằng nhựa hội tụ ánh sáng được phản xạ từ những điểm rất nhỏ, gần nhau vào cảm biến hình thành một ảnh trên một cảm biến. Nếu chúng ta nhìn bức ảnh, nó sẽ là bức ảnh trắng đen của một phần nhỏ xíu của bề mặt. Như minh họa trong hình trên, bức ảnh nhỏ xíu này gồm nhiều điểm ảnh bằng nhau nhưng có cường độ sáng hoàn toàn khác nhau nằm giữa độ sáng của màu tối đen và màu trắng sáng, các điểm ảnh có độ sáng khác nhau này là do cấu trúc hiển vi của bề mặt khác nhau tại các điểm hiển vi khác nhau. Cảm biến liên tục thu những bức ảnh khi chuột di chuyển. Cảm biến thu những bức ảnh rất nhanh-cỡ 1500 ảnh trên giây hay nhanh hơn đủ để cho những ảnh liên tiếp trùng khớp (giống nhau) một phần.Những ảnh sau đó được gửi đến Optical Navigation Engine (tạm dịch phương tiện dẫn đường quang) để xử lý The Navigation Engine nhận dạng những đặc điểm chung trong các ảnh lên tiếp để xác định hướng và lượng di chuyển. Ảnh B được chụp trong khi chuột đang di chuyển, một thời gian ngắn sau khi chụp ảnh A. Hình B giống như hình A nhiều điểm, dễ thấy hình B là hình A mà được dịch xuống và về phía trái. Hai ảnh được bắt liên tiếp khi chuột được quét sang bên phải và đi lên. Nhiều chỗ trực quan giống nhau có thể được nhận ra dễ dàng trong hai ảnh. Thông qua giải thuật xử lý ảnh đã giành được bằng phát minh, The Opticcal Navigation Engine nhận dạng những nét chung giữa hai ảnh này và xác định khoảng cách giữa chúng (khoảng cách không gian giữa điểm chụp được ảnh A và điểm chụp được ảnh B). Thông tin này sau đó được chuyển đổi thành tọa độ di chuyển X ( theo phương ngang) và Y (theo phương thẳng đứng ) để biểu thị sự di chuyển của chuột. Vị trí con trỏ chuột được định vị bằng cách kết hợp hai giá trị X và Y này. Bằng trực quang, xem xét kỹ ảnh chục lúc A và B ta thấy rõ ràng chuột đã di chuyển qua phải và lên trên. Đó là định tính, thực tế giải thuật xử lý ảnh rất tinh vi, được cài đặt trong IC cảm biến sẽ xác định chính xác hướng và khoảng cách di chuyển. Chúng ta sẽ xét các IC cảm biến trong mục sau, nó gồm nhiều bộ phận chức năng khác nhau. Cấu tạo của chuột quang : Với cùng nguyên lý hoạt động như trên; các nhà sản xuất chuột quang khác nhau sử dụng các công nghệ, thiết kế riêng của mình để thực hiện các khối chức năng nên có nhiều cấu trúc chuột quang khác nhau. Hình sau cho thấy một khái quát cấu trúc bên trong của chuột quang. Hình nhìn từ trên xuống Bản chứa tất cả các phần tử của chuột quang Hai hình cho thấy cấu tạo bên trong của chuột quang của hai nhà sản xuất khác nhau. Chúng ta dễ dàng nhận ra nút Scroll (bánh xe màu đen) nằm giữa hai nút bấm chuột trái và phải ( hai cục màu đen có gạch trắng ở giữa ). Ba nút này hoạt động hoàn toàn giống như của chuột cơ. Rõ ràng, cấu tạo chuột quang rất nhỏ gọn hơn nhiều so với chuột cơ, chỉ một bản mạch nhỏ và một đến ba IC cùng hệ thấu kính và LED nhỏ. Chúng ta trình bày cấu tạo cơ bản của chuột quang (xem hình dưới_lấy từ nhà sản xuất ). Những bộ phận chính của chuột quang gồm: + Hệ thống quang (optical system) + Một chipset + Vỏ (case) Bên trái. Trên : ảnh chụp nhìn từ trên xuống bản mạch bên trong của chuột Dưới : đường đi của ánh sáng từ LED_ qua thấu kính xuống bề mặt sau đó phản xạ lên cảm biến. Bên phải. Sáu hình đầu tiên : Những thành phần cơ bản của chuột quang được tháo rời Ảnh cuối : Các bộ phận cơ bản được lắp ghép với nhau Hệ thống quang Toàn bộ hệ thống quang bao gồm : ▪Một cảm biến quang (IC màu đen 16 chân trong hình ); ▪Thấu kính (LENS) được thiết kế đặc biệt (bên phải, hình thứ 5 từ trên xuống) để dẫn hướng ánh sáng từ LED chiếu sáng bề mặt rồi phản xạ lên trên cảm biến.Thấu kính được làm bằng plastic đặt biệt; ▪Một diode phát ánh sáng đỏ (LED)_hình thứ 2 bên phải,trên xuống; ▪Và một CLIP ( hình đầu tiên từ trên xuống) để giữ cảm biến và LED với nhau. Cảm biến quang sẽ được trình bày chi tiết trong mục cảm biến quang. Ở đây chỉ giới thiệu. Cảm biến quang gồm ba khối chức năng : một hệ thống đọc ảnh ( image reading system ), một bộ xử lý tín hiệu số, một giao tiếp truyền dữ liệu nối tiếp ( serial interface of data transfer ) Từ góc độ xem xét cấu trúc, một cảm biến quang là một chip có 16 chân ( cũng có sự thay đổi số chân_điều này không quan trọng), ở phía dưới chip có một vật kính rất nhỏ_là nơi cho ánh sáng phản xạ từ bề mặt hội tụ vào trong cảm biến để xử lý. Phía trong vật kính là một camera CMOS đơn sắc ( monochrome CMOS camera ) mà chụp những ảnh của một vùng bề mặt hình vuông diện tích cỡ một milimet vuông ( diện tích này tùy thuộc tham số kỹ thuật của cảm biến ). IC cảm biến nhìn phía trên và dưới đáy.Hình bên phải cho thấy phần đĩa tròn có lỗ đen chính giữa. Trong lỗ này là vật kính để ánh sáng từ bề mặt phản xạ vào camera CMOS bên trong nó Bức ảnh camera CMOS thu được thường được gọi là frame. Frame của bề mặt được chia thành những phần nhỏ bằng nhau ( gọi là quadrate). Ảnh ( frame ) được chia ra thành những hình vuông nhỏ bằng nhau gọi là pixel.Hai frame được chụp khi chuột di chuyển. Với mỗi phần nhỏ đó, giá tri trung bình của độ sáng được tính. Những giá trị thích hợp có thể thay đổi từ 0 đến 63 ( các cảm biến khác nhau có lượng giá trị để mã hóa cho độ sáng của các phần nhỏ là khác nhau), ở đó 0 tương ứng với phần tối đen nhất và 63 ứng với phần nhỏ sáng trắng nhất. Nói chung độ sáng trung bình của mỗi phần nhỏ sẽ được gán một con số.Như vậy, ảnh lắp ghép bao gồm nhiều quadrate có độ sáng khác nhau được thu. Một quadrate như thế gọi là một pixel. Và công suất phân giải của chuột quang được xác định bằng số pixel trên 1inch ( 1inch=2,54cm )_số pixel ( trên ảnh ) xác định được trên mỗi inch trên bề mặt ( không phải trên ảnh). Công suất phân giải của chuột quang được gọi tắt là cpi ( counts per inch ) thay cho dpi ( dots per inch) như chuột thông thường. Cảm biến chụp chỉ phần nhỏ của bề mặt trong khi con trỏ màn hình phải di chuyển trơn tru và không bị trì hoãn. Để mục đích này đạt được, những frame ( ảnh ) liên tiếp có thể đọc được của bề mặt phải khác so với những frame khác trong chuỗi với khoảng cách nhỏ. Trong trường hợp này, bề mặt được chụp với tốc độ từ 1500 tới 2300 ảnh trên một giây và cho phép chuột di chuyển với tốc độ 14inches trên một giây. Ở trên tập trung vào hệ thống đọc ảnh. Bộ xử lý tín hiệu số với sự hỗ trợ của của một giải thuật đặc biệt sẽ xử lý những frame thu được (xem hình II.8). So sánh những frame thu được bộ xử lý xác định độ lớn và hướng của sự đổi chỗ của chuột và biến đổi dữ liệu này thành tọa độ. Phần lớn các cảm biến hoạt động nhờ sự cấp xung của một dao động thạch anh tần số 18MHz hay 24MHz. Điều này giải thích cho công suất của bộ xử lý số thực hiện 18 triệu phép toán trên giây. Cuối cùng tọa độ đã được tính toán được truyền tới máy tính nhờ giao tiếp tuần tự ( sequential interface ). Những mô hình cảm biến đầu tiên của chuột truyền thông với máy tính thông qua giao tiếp PS/2 ( PS/2 interface ) và cần thêm bộ điều khiển để làm việc với giao tiếp USB ( USB interface ). Hiện tại với sự phổ biến, được sử dụng rộng rãi cùng tốc độ truyền cao của USB interface, PS/2 interface sắp trở nên lỗi thời. Hầu hết những chuột mới bây giờ có thể kết nối với máy tính thông qua USB interface và cũng kèm theo một adaptor ( bộ thích ứng )để làm việc trên PS2 port. - See more at: http://www.webkheotay.com/cau-tao-chuot-quang-va-chuot-bi-may-tinh#sthash.tUOzNDvW.dpuf
Cuộc sống xanh
"Đã mắt" với vườn dưa sai lúc lỉu trên sân thượng của ông bố Sài thành
- 1 view
- 16 minutes ago
Cây cảnh các loại
- 4 views
- 2 days ago
Những giàn nho chĩu quả
- 1 view
- 4 days ago
Một cây hoa cực đẹp
- 5 views
- 1 week ago
Góc cây cảnh đẹp
- 5 views
- 1 week ago
Cây phấn dụ(cây phát lộc thân trúc)
- 7 views
- 2 weeks ago
Phong Lan trắng
- 12 views
- 2 weeks ago
cây hoa đẹp
- 4 views
- 2 weeks ago
cây hoa giấy và cây hoa sứ
- 13 views
- 2 weeks ago
Hoa hồng leo
- 9 views
- 1 month ago
cay hoa hong da cam
- 18 views
- 1 month ago
Cây ớt cảnh
- 42 views
- 2 months ago
cây hoa hồng leo
- 16 views
- 2 months ago
Susu
- 5 views
- 2 months ago
cây hoa hồng nhung
- 38 views
- 2 months ago
những chú mèo 🐱
- 2 views
- 2 months ago
Giàn Su Su
- 10 views
- 3 months ago
lọ hoa đẹp
- 7 views
- 3 months ago
cọ nhật mini
- 3 views
- 3 months ago
Cây cọ nhật mini để bàn
- 11 views
- 3 months ago
Cây Chầu Bà
- 13 views
- 3 months ago
The Rose
- 2 views
- 3 months ago
Một con cá cực kool
- 5 views
- 3 months ago
Cây hoa hồng
- 14 views
- 3 months ago
Cây hoa trà
- 14 views
- 3 months ago
Vườn rau gia đình
- 39 views
- 3 months ago
Banh Chung ran
- 3 views
- 4 months ago
The river
- 8 views
- 4 months ago
Canh Dao
- 9 views
- 4 months ago
Cành hoa Đào ngày tết-một cách quan sát khác
- 23 views
- 4 months ago
Nồi luộc bánh Chưng ngày Tết
- 21 views
- 4 months ago
Tự làm Kim Chi ở nhà cho ngày Tết
- 21 views
- 4 months ago
Cây cảnh gia đình
- 2 views
- 4 months ago
Lá Dong làm bánh Trưng ngày Tết
- 5 views
- 4 months ago
Các nguyên liệu làm để tự làm Kim Chi ở nhà
- 105 views
- 4 months ago
Cây Mộc nở hoa
- 11 views
- 4 months ago
Hành-Tỏi những gia vị cho ngày tết
- 4 views
- 4 months ago
sakura in the garden
- 8 views
- 4 months ago
Hoa Đào bung nở
- 7 views
- 4 months ago
Cá chép -Phương tiện giao thông cực chất của các ông táo
- 2 views
- 4 months ago
[Action Cam]Đường Âu Cơ-phố hoa Đào ngày tết
- 5 views
- 4 months ago
[Action cam]Ngắm phố phường những ngày giáp tết-Hoa Đào-Quất
- 3 views
- 4 months ago
Những hình ảnh về BÁCH HOÁ XANH - NƠI BÁN "RAU, CỦ, QUẢ" CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG
- 887 views
- 4 months ago
Bưởi Diễn kiếm bộn tiền trong dịp tết
- 8 views
- 4 months ago
Sakura bloom
- 2 views
- 4 months ago
Bưởi chín vàng thơm nức
- 1 view
- 4 months ago
cây ngô đồng
- 5,801 views
- 4 months ago
các loại cây cảnh
- 74 views
- 5 months ago
phong lan de ban
- 7 views
- 5 months ago
Cây lá kim mini
- 23 views
- 5 months ago
Cây cọ mini để bàn
- 21 views
- 5 months ago
cây hoa giấy quá đẹp
- 36 views
- 5 months ago
bo suu tap cac loai cay canh
- 15 views
- 5 months ago
nhung qua ca
- 1 view
- 5 months ago
Cây hồng môn-1
- 67 views
- 5 months ago
Chuồng chim bồ câu
- 14 views
- 5 months ago
cay la do vang
- 3 views
- 5 months ago
ha noi pho
- 4 views
- 5 months ago
pho mua noel
- 4 views
- 5 months ago
voi phun nuoc
- 1 view
- 5 months ago
vuon rau sach dep
- 12 views
- 5 months ago
Cây lưỡi hổ
- 35 views
- 5 months ago
Cây ngọc ngân-valentie
- 101 views
- 5 months ago
ca chua chin do
- 1 view
- 5 months ago
oi ngon
- 3 views
- 5 months ago
Mèo trèo cây hoa
- 2 views
- 5 months ago
Rau mùi
- 4 views
- 5 months ago
Cây hoa giấy
- 10 views
- 5 months ago
Hóa hồng màu cam
- No views
- 5 months ago
Rau cải ngồng
- 52 views
- 5 months ago
Cây hóa giấy xịn
- 10 views
- 5 months ago
Con mèo và cây
- 3 views
- 5 months ago
gian phong lan
- 1 view
- 5 months ago
Những chú mèo
- 3 views
- 6 months ago
Cây kim tiền
- 62 views
- 6 months ago
Cây hoa giấy đỏ
- 35 views
- 6 months ago
Các loại cây cảnh
- 2 views
- 6 months ago
Vườn phong lan
- 5 views
- 6 months ago
Cây hoa hồng
- 3 views
- 6 months ago
Cây hoa giây-2
- 66 views
- 6 months ago
Cây cảnh gia đình-cây hoa giấy tím
- 29 views
- 6 months ago
Cây hoa giấy
- 24 views
- 6 months ago
Chậu xương rồng mini
- 48 views
- 6 months ago
Cay canh tuyet dep
- 28 views
- 6 months ago
Một thế giới cây cảnh
- 10 views
- 6 months ago
Cây xương rồng nở hoa
- 14 views
- 6 months ago
Cây cảnh gia đình
- 9 views
- 6 months ago
Các mẫu chậu trồng cây cảnh nhiều màu sắc chủng loại
- 27 views
- 6 months ago
Các chủng loại cây cảnh khác nhau
- 9 views
- 6 months ago
Cây chầu bà
- 33 views
- 6 months ago
Cây Kim tiền
- 82 views
- 6 months ago
Xương rồng và hoa cẩm nhung
- 12 views
- 6 months ago
Cây lá lưỡi hổ
- 138 views
- 6 months ago
Cây lá lưỡi hổ mini
- 25 views
- 6 months ago
Cây lá lưỡi hổ
- 48 views
- 6 months ago
Cây cẩm nhung xanh trắng
- 19 views
- 6 months ago
Cây kim ngân
- 185 views
- 6 months ago
Cây trầu bà
- 26 views
- 6 months ago
Cây lưỡi hổ
- 222 views
- 6 months ago
Cây kim ngân để bàn
- 66 views
- 6 months ago
Cây hoa
- 3 views
- 6 months ago
Cây phong lan chuẩn bị nở hoa
- 5 views
- 6 months ago
Cây lá tím -vàng
- 17 views
- 6 months ago
Hoa phong lan vàng
- 5 views
- 6 months ago
Cây cẩm nhung tím mini để bàn
- 60 views
- 6 months ago
Tập hợp các loại cây cảnh
- 33 views
- 6 months ago
Cây xương rồng
- 14 views
- 6 months ago
Cây bao thanh thiên
- 153 views
- 6 months ago
Phong lan đai châu
- 43 views
- 6 months ago
Cây kim tiền để bàn
- 78 views
- 6 months ago
Cây xương rồng gai nở hoa
- 63 views
- 6 months ago
Cây sen đá
- 299 views
- 6 months ago
Cây cẩm nhung
- 107 views
- 6 months ago
Cây phong lan tai châu cấy phôi
- 20 views
- 6 months ago
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
-
ếu muốn chọn mua cục phát wifi các bạn có thể vào các địa chỉ sau để tìm kiếm và đặt mua online nếu muốn; ttps://bit.ly/2U9DffI https://bit....
-
Hydrofoiler XE-1 c ó kích thước cụ thể là 2.200 mm x 2.000 mm x 1.380 mm, có kết cấu khung gầm bằng nhôm, các phần còn lại chủ yếu làm từ sợ...
-
Từ hôm nay (25-3),hãng tìm kiếm khổng lồ Google đã cung cấp miễn phí bộ công cụ Nik Collection có các tính năng cân chỉnh màu sắc,thêm các b...