Alexander Graham Bell nói chuyện qua điện thoại năm 1892. |
Alexander Graham Bell (sinh ngày 3/3/1847, mất ngày 2/8/1922) là nhà phát minh, nhà khoa học, nhà cải cách người Scotland. Ông sinh ra và trưởng thành ở Edinburgh, Scotland, sau đó di cư đến Canada vào năm 1870 và đến Mỹ vào năm 1871 rồi trở thành công dân Mỹ từ năm 1882 .
Trong sự nghiệp của mình, Bell luôn cảm thấy hứng thú đối với việc tái hiện âm thanh. Đây là một phần ảnh hưởng từ người cha của ông là một chuyên gia sinh lý học, chuyên nghiên cứu về phát âm và từng dạy cho người điếc cách phát âm chuẩn.
Từ năm 23 tuổi, Alexander Graham Bell tập trung nghiên cứu về giọng nói của con người và tai, do vậy ông đã khám phá ra phương pháp truyền tin bằng điện.
Người ta cho rằng, thật ra, trước khi chiếc máy điện thoại của Bell ra đời vào năm 1876, ý tưởng về một chiếc máy điện thoại đã được đem ra tranh luận từ năm 1844. Nhưng phải hơn 30 năm sau, người ta mới biến được giấc mơ đó thành hiện thực, với cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa Alexander Graham Bell và người trợ lý của ông ngồi cách đó 4-5 mét vào ngày 10/3/1876 với mẩu hội thoại ngắn ngủi: “Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!”.
Bell biết rằng, thí nghiệm của mình đã thành công và đây chính là sự kiện lịch sử đánh dấu chính thức sự ra đời của chiếc điện thoại liên lạc.
Vào thời bấy giờ, chiếc điện thoại của Alexander Graham Bell thực sự là một bước tiến công nghệ đột phá, là kết quả của một nỗ lực nghiên cứu tìm tòi ra phương thức liên lạc mới thay thế cho máy điện báo thô sơ thường được sử dụng trước đó.
Bell đã được nhận bằng phát minh số 174465 về máy điện thoại. Tháng 6/1876, lần đầu tiên, máy điện thoại được đưa vào sử dụng tại hội chợ triển lãm “Contennial Exposition” ở Philadelphia.
Đến nay, điện thoại đã có một quá trình phát triển dài với nhiều cột mốc đáng ghi nhớ, ghi dấu sự “lột xác” ngoạn mục của thứ vật dụng thiết yếu này với những tính năng mới ngày càng hoàn thiện hơn.
Từ những chiếc điện thoại được sản xuất hàng loạt ban đầu với thiết kế còn thô sơ là chỉ có 2 đầu: một ống nói và một ống nghe; đến sự ra đời tiếp sau đó của những chiếc bốt điện thoại. Bốt điện thoại báo hiệu một xu hướng của tương lai khi mà chúng giúp bạn có thể gọi cho bất cứ ai khi đi trên đường. Đây chính là tiền đề để các mẫu điện thoại tiến gần hơn đến “mốc” di động.
“Điện thoại di động” đầu tiên với tên gọi “Carry phone”. |
Vào năm 1967, chiếc điện thoại đầu tiên được cho là “di động” được quảng cáo với tên gọi “Carry phone”, đánh dấu một bước tiến gần hơn đến mẫu điện thoại di động nguyên bản. Mang danh là di động nhưng việc sử dụng nó thì vô cùng bất tiện khi người ta cứ phải vác “kè kè” bên mình một chiếc hộp máy to sụ nặng tới 4-5 kg và giá thành lại rất cao nên nó hầu như không được phổ biến rộng rãi cho đến khi phiên bản nhỏ gọn của nó được tung ra thị trường.
Vào ngày 3/4/1973, mẫu điện thoại cầm tay đầu tiên Motorola Dyna Tac do nhà phát minh Martin Cooper sáng chế được “trình làng” thực sự đã làm công chúng kinh ngạc và đầy sửng sốt. Tuy nhiên, khi đó chúng đơn thuần là một màn trình diễn công nghệ mới chứ chưa thể được dùng để thay thế hoàn toàn cho điện thoại cố định. Hình dáng ban đầu của chúng trông giống như một “cục gạch” nặng nề với hình dáng thô kệch và vô cùng bất tiện khi mang theo mình.
Thế nhưng kể từ thời điểm đó đến nay, chiếc điện thoại di động đã không ngừng phát triển cả về công nghệ và kiểu dáng. Các thương hiệu sản xuất di động hàng đầu trên thị trường có thể kể đến như Nokia, Blackberry, Samsung, LG, Sony Ericsson, Motorola…
Đặc biệt, vào năm 2007, chiếc điện thoại Iphone của hãng Apple ra đời đã đánh dấu sự sáng tạo đột phá về kiểu dáng với nét đặc trưng là màn hình cảm ứng siêu nhạy giúp người sử dụng có thể thao tác dễ dàng chỉ bằng việc “lướt” nhẹ các ngón tay. Nó đã tạo nên cơn sốt chưa từng có từ khi xuất hiện và chính thức khởi đầu cho một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng trong phân khúc dòng điện thoại thông minh (smartphone).
Và quả thật, điện thoại di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Chúng ta không thể dự đoán trong tương lai được chiếc điện thoại sẽ còn thay đổi đến đâu khi mà những tiến bộ khoa học công nghệ đang không ngừng phát triển. Song có một điều chắc chắn rằng, nó vẫn là một trong những vật dụng thiết yếu.
Hành trình lịch sử của chiếc điện thoại
Lịch sử của chiếc điện thoại là một quá trình phát triển lâu dài với nhiều cột mốc đáng ghi nhớ ghi dấu sự “lột xác” ngoạn mục của thứ vật dụng thiết yếu này với những tính năng mới ngày càng hoàn thiện hơn.
Cùng theo dòng lịch sử tìm về khởi nguồn của chiếc điện thoại để có một cái nhìn toàn cảnh hơn về một trong những phát minh công nghệ quan trọng nhất của loài người này nhé!
Sự ra đời của chiếc điện thoại đầu tiên
Cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa nhà phát minh Alexander Graham Bell và người trợ lí của ông ngồi cách đó 4,5 m vào ngày 10/3/1876 với mẩu hội thoại ngắn ngủi : “Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!” là sự kiện lịch sử đánh dấu chính thức sự ra đời của chiếc điện thoại liên lạc.
Vào thời bấy giờ, nó thực sự là một bước tiến công nghệ đột phá, là kết quả của một sự nỗ lực nghiên cứu tìm tòi ra một phương thức liên lạc mới thay thế cho loại máy điện báo thô sơ thường được sử dụng trước đó. Ý tưởng về chiếc máy điện thoại đã được đem ra tranh luận từ năm 1844 nhưng phải hơn 30 năm sau, người ta mới biến được giấc mơ đó trở thành hiện thực.
Cuốn danh bạ điện thoại đầu tiên
Tổng đài điện thoại đầu tiên được đi vào hoạt động là tại New Haven, bang Connecticut, Mỹ. Vào ngày 21/2/1878, cuốn danh bạ điện thoại đầu tiên trên thế giới được xuất bản bởi công ty điện thoại New Haven với 1 trang duy nhất liệt kê tên của 50 người đã quyên góp cho công ty nhưng không hề có một số điện thoại nào kèm theo.
Nó chủ yếu được dùng để ghi nhận công lao của những nhà tài trợ, hoàn toàn khác xa với mục đích tra cứu của những cuốn sổ danh bạ mà ngày nay chúng ta vẫn dùng.
Giai đoạn đầu của chiếc điện thoại
Những chiếc điện thoại thời kỳ đầu chỉ để dành cho những người giàu có sử dụng và hiếm thấy có những thiết kế đa dạng mà hầu hết đều rất kiểu cách và cầu kì với nét đặc trưng là có 2 đầu: một ống nói và ống nghe.
Bốt điện thoại ra đời
Chiếc bốt điện thoại khi mới ra đời đã từng được xem là một xu hướng trong tương lai khi mà chúng giúp bạn có thể gọi cho bất cứ ai khi đi trên đường. Tuy nhiên, sự “lên ngôi” của nó thì rất mau chóng rồi lại vụt tắt "bất thình lình" và ngày nay nó được dùng như một biểu tượng nhiều hơn là 1 vật hữu dụng.
Rất có thể các thế hệ tiếp theo của chúng ta sẽ chỉ còn được nhìn thấy những chiếc bốt điện thoại trên tivi hay trong những bộ phim mà thôi.
Điện thoại trong xe
Khi các mẫu điện thoại tiến gần hơn tới “mốc” di động, chúng đã dần trở nên nhỏ gọn hơn để có thể gắn vào trong xe và thực sự trở nên tiện ích rất nhiều với người sử dụng. Có thể là bây giờ, chúng ta nhìn lại thì điện thoại được “tích hợp” trong xe chỉ là một thứ công nghệ thô sơ, lạc hậu vô cùng nhưng vào thời kì đó, đây thực sự là một cuộc cách mạng trong công nghệ.
Điện thoại di động
Chiếc điện thoại đầu tiên được cho là “di động” được quảng cáo vào năm 1967 với tên gọi là “Carry phone” đánh dấu một bước tiến gần hơn đến mẫu điện thoại di động nguyên bản. Mang danh là di động nhưng việc sử dụng nó thì vô cùng bất tiện khi người ta cứ phải vác “kè kè” bên mình một chiếc hộp máy to sụ nặng tới 4,5 kg. Giá thành lại rất cao nên nó hầu như không được phổ biến rộng rãi cho đến khi phiên bản nhỏ gọn của nó được tung ra thị trường.
Điện thoại cầm tay
Vào ngày 3/4/1973, mẫu điện thoại cầm tay đầu tiên Motorola Dyna Tac do nhà phát minh Martin Cooper của hãng sáng chế được “trình làng” thực sự đã làm công chúng kinh ngạc và đầy sửng sốt. Tuy nhiên, khi đó chúng đơn thuần là một màn trình diễn công nghệ mới chứ chưa thể được dùng để thay thế hoàn toàn cho điện thoại cố định. Hình dáng ban đầu của chúng trông giống như một “cục gạch” nặng nề với hình dáng thô kệch và vô cùng bất tiện khi mang theo mình.
Điện thoại Video
Điện thoại video cho phép người nghe nhìn thấy nhau khi đàm thoại đã từng được xem là một viễn cảnh chắc chắn phải có trong tương lai của phương tiện giao tiếp này. Các nhà nghiên cứu đã “trăn trở” loay hoay tìm đủ mọi cách để phát triển nó từ những năm 1960 nhưng đều thất bại khi tung ra thị trường.
Nguyên nhân thì có rất nhiều: giá thành cao, chất lượng hình ảnh được truyền đi kém hay đơn thuần là nhiều người không thích phải lo lắng cho vẻ ngoài của họ khi nói chuyện điện thoại.
Thêm nữa, sự kết hợp đa tính năng của mạng internet gần như làm thay đổi định hướng phát triển này của ngành truyền thông khi công nghệ VoIP (gọi điện thoại qua internet) với sự hỗ trợ của webcam thực sự đem lại nhiều tiện ích, phù hợp hơn với xã hội và nhất là tính năng kết nối cao hơn rất nhiều.
Dòng điện thoại thông minh Smart Phone
Chiếc điện thoại Iphone của Apple thực sự là một sự sáng tạo đột phá về kiểu dáng với nét đặc trưng là màn hình cảm ứng siêu nhạy giúp người sử dụng có thể thao tác dễ dàng chỉ bằng việc “lướt” nhẹ các ngón tay. Nó tạo nên cơn sốt chưa từng có khi xuất hiện vào năm 2007 và khởi đầu cho một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng trong phân khúc dòng điện thoại smartphone.
Nhưng thực ra những đóng góp của Apple với công nghệ màn hình cảm ứng phải được ghi nhận từ năm 1983 với mẫu điện thoại để bàn cảm ứng Ciara, tiền đề cho một bước tiến lớn trong ngành công nghệ thông tin.
Tương lai của điện thoại
Chúng ta không thể dự đoán được chiếc điện thoại trong tương lai sẽ còn thay đổi như thế nào khi mà những tiến bộ khoa học kĩ thuật không ngừng được đổi mới và phát triển. Mỏng dẹt hay trong suốt hoặc có khi được chế tạo dưới hình dạng chiếc răng và cấy trực tiếp vào cơ thể chúng ta. Có lẽ phần việc đó nên để dành cho con cháu chúng ta khi chúng nhìn lại và thực hiện những tổng kết về lịch sử của chiếc điện thoại như chúng ta đang làm bây giờ, có phải không bạn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét